Những thắc mắc cơ bản: Trước khi tham gia vào giao dịch ở bất cứ thị trường tài chính nào, tâm lý của chúng ta cũng sẽ có những câu hỏi cần được giải đáp.


1. Thị trường là gì?
2. Thị trường có những ai đang mua bán?
3. Tại sao giá cả lại lên lên xuống xuống?
4. Cơ hội để ta tham gia vào thị trường là gì?
5. Lỗ lãi bao nhiêu tiền là đủ?
6. Làm thế nào để kiểm soát được tâm lý giao dịch, thoát khỏi tâm lý Fomo.

Những cách giải đáp: Để giải quyết được những câu hỏi trên, trước mắt chúng ta sẽ tự hỏi “Mình là ai?” để xác định 1 vị thế trong thị trường.

Mỗi một cá nhân khi tham gia bất kể 1 thị trường giao dịch tài chính nào đó đều mang cho mình một ước vọng trở nên giàu có và kiếm được tiền không giới hạn. Nhưng chúng ta lại quên mất rằng, vị thế của mỗi cá nhân lại hoàn toàn khác nhau.

Đó là: Hoàn cảnh kinh tế, vị thế xuất phát điểm và tài sản mỗi người khác nhau. 

  • Có người sinh ra tại vạch đích với một gia tài kếch xù đủ họ rong chơi trong cuộc chơi 1 cách thoải mái.
  • Có người thu nhập hàng tháng cao, họ giao dịch mà không cần bận tâm về đường giá.
  • Có người đang dùng 20% tài sản để tham gia cuộc chơi.
  • Có những người dùng 100% tài sản để lao vào nhằm kiếm 1 số tiền lớn trong khoảng thời gian ngắn.
  • Có những người đi vay nợ, sử dụng đòn bẩy nhằm bẩy một 1 số tiền nhỏ thành một con số khổng lồ.
Mục đích cuối cùng của tất cả đều là kiếm tiền và mang tới sự thoải mái trong tài chính.

Vị thế là một điều cực kỳ quan trọng, nó sẽ dẫn tới các hành vi của từng cá nhân, cùng 1 vị thế giao dịch nhưng sẽ có những kết quả rất khác nhau.

Nếu bạn đang nợ nần, hoặc bạn đang có những gánh nặng về tiền bạc, bạn ko thể yên tâm mà gồng lời để có một lợi nhuận tối ưu, và bạn cũng sẽ khó cắt lỗ vì sự sợ hãi mất tiền, dẫn tới những thua lỗ lớn hơn.

Thị trường tài chính là không dành cho số đông.

Tâm lý giao dịch là gì?

Tâm lý giao dịch: là tâm lý hành vi.

Loại tâm lý giao dịch: có 2 loại tâm lý chi phối và tác động tới hành vi đó là SỢ HÃILÒNG THAM.

2 tâm lý này nếu không được hiểu đúng và đặt sai vị thế sẽ rất nguy hiểm và dẫn đến hàng loạt các hậu quả như: treo lệnh âm, gồng lỗ, cháy tài khoản.

Cụ thể:

  • 1 Nhà đầu tư đang thực hiện 1 hợp đồng giao dịch có vị thế điểm vào tốt, và đang lãi thì thông thường, trong tâm trí anh ta sẽ luôn có 1 tâm lý SỢ HÃI. Anh ta sẽ sợ giá có thể quay ngược trở lại về entry hoà vốn và thậm chí là lỗ. Và tất nhiên market cũng ko ít lần làm như vậy với các Trader nên chính vì thế hình thành tâm lý này trong giao dịch.  Tâm lý Sợ Hãi này khiến cho NĐT không thể GỒNG ĐƯỢC LỜI, mất kiên nhẫn và dẫn tới việc chốt lời non.
  • Ngược lại, 1 NĐT đang thực hiện 1 HĐ giao dịch có vị thể điểm vào xấu, và dẫn đến thua lỗ, Họ lại mang 1 tâm trí HY VỌNG. Khi thua lỗ, chúng ta luôn mong muốn giá trở về entry điểm vào để có thể hoà vốn và về bờ. Và Tất nhiên market cũng ko ít lần cho các Trader về bờ 1 cách ngoại mục, và điều này vô hình chung hình thành cho Trader 1 hành vi là GỒNG LỖ RẤT GIỎI.
Vì vậy đây là 2 tâm lý khó thay đổi nhất trong quá trình kinh doanh đầu tư, các công cụ phân tích kỹ thuật cũng chỉ là hỗ trợ chứ không thể mang tính chất quyết định.

Vậy tại sao Khi lãi , chúng ta đúng, chúng ta có quyền được HY VỌNG thay vì phải sợ hãi. Như vậy bạn mới có thể gồng lời tốt hơn.

Khi lỗ, Chúng ta sẽ phải biết SỢ HÃI và chấp nhận cắt lỗ để có cơ hội làm lại, thay vì ngồi hy vọng và tài khoản cứ chia 5 chia 7 và rồi bị cháy.

 Những nguyên nhân gây ra thua lỗ cơ bản:

  • Sự thiếu hiểu biết về kiến thức thị trường, sản phẩm.
  • Sự kỳ vọng cao về lợi nhuận.
  • Thiếu các phương pháp quản lý vốn.
  • Không kiểm soát được cảm xúc bản thân.
  • Không chấp nhận cắt lỗ 1 cú đánh.
  • Bình quân giá ( DCA, Nhồi lệnh khi sai) thay vì DCA nhồi lệnh khi đúng (Dollar cost averaging).
  • Lười suy nghĩ và lao động uỷ thác cho người khác (việc gì ko làm được thì đi thuê người thực hiện)
  • Phụ thuộc, đặt niềm tin quá nhiều vào phân tích của người khác.
  • Đặt cược cho số mệnh hên xui.
  • Thậm chí là: ĐỔ LỖI CHO NGƯỜI KHÁCTHOÁI THÁC TRÁCH NHIỆM CỦA BẢN THÂN.
Các bước thao tác cơ bản để thực hiện 1 hợp đồng giao dịch

            1. LẬP KẾ HOẠCH GIAO DỊCH

- Xác định xu hướng giao dịch (tăng hay giảm)
            - Xác định vùng kháng cự hộ trợ (vùng giá chốt lời cắt lỗ)
            - Xác định điểm vào lệnh phù hợp (thường sử dụng mức giá trung bình để làm mức 0)

2. HỆ THỐNG GIAO DỊCH

            - Sử dụng đường giá trung bình MA để xác định xu hướng

            - Sử dụng các đỉnh các đáy được tạo lập trước đó trong khung thời gian phân tích để xác định hỗ trợ kháng cự.
            - Sử dụng các phương pháp vào lệnh và cảm giác thị trường của bản thân.

            3. QUẢN LÝ VỐN

- Quyết định sử dụng % số vốn nhất định cho 1 loại sản phẩm và 1 loại giao dịch mua hoặc bán.
            - Với thị trường hàng hóa thì với mức vốn <200tr thì nên mở tối đa 1 hợp đồng running
            - Vốn 500tr-1 tỷ có thể mở 2-3 hợp đồng runnin.
            - 1 tỷ trở lên có thể mở 5 hợp đồng running.

4. TÂM LÝ GIAO DỊCH/KINH NHIỆM THỊ TRƯỜNG

- Việc xử lý tình huống thị trường là việc được ưu tiên hàng đầu. Tùy thuộc vào điều kiện thị trường cũng như chiến lược đầu tư của mỗi NĐT, tâm lý phụ thuộc vào mức lời mức lỗ của NĐT đã được lên kế hoạch từ trước đó.

- Kiên định với nhận định bản thân, tránh việc soi xét những thông tin hoặc dao động trước 1 số nhận định của những NĐT khác.

- Việc thực hiện giao dịch thành công không phải là nhảy vào mọi cơ hội. Nó là những giao dịch chậm rãi và cẩn thận, chọn lọc những tín hiệu tốt nhất và lòng kiên nhẫn chờ đợi tín hiệu rõ ràng sẽ giúp chúng ta giảm thiểu rủi ro.

- Kiên nhẫn là 1 yếu tố mang tính quyết định trong giao dịch. "sợ thiên hạ ăn hết phần mình" hoặc " sợ ngày mai tiền ở market hết" là 1 điều sai lầm.

- Luôn luôn nhớ rằng: Ngày mai thị trường nó vẫn còn ở đó, chúng ta thà chết đói còn hơn là chết cháy. Vậy nên nuốt nước bọt còn hơn là lau đi những giọt nước mắt.

Nguồn: Alex Nguyễn