Thị trường Phái sinh hàng hóa là thị trường phát hành, và mua đi, bán lại các loại hàng hóa phái sinh.
Như vậy, các Sở Giao dịch hàng hóa trên thế giới có vai trò gì tại Thị trường này?Sàn giao dịch hàng hóa còn được gọi tiếng anh là Commodity Exchange. Sàn giao dịch hàng hóa là nơi niêm yết giao dịch các hợp đồng tương lai hàng hóa. Là nơi các tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp, quỹ đầu tư và nhà đầu tư tham gia mua bán
Có rất nhiều sàn giao dịch đặt tại nhiều địa điểm khác nhau trên toàn thế giới. Mỗi sàn sẽ có những hàng hóa đặc trưng. Chọn lựa những sàn giao dịch uy tín, có sản phẩm đa dạng, có lượng thanh khoản cao hay nói đơn giản là có nhiều người tham gia giao dịch tại sàn. (CBOT thế mạnh về các mặt hàng nông sản như ngô, lúa mỳ, đậu tương, NYMEX: thế mạnh về các sản phẩm năng lượng như dầu thô, xăng. COMEX: thế mạnh về các sản phẩm kim loại như vàng, bạc, đồng, ICE EU, ICE US:thế mạnh về các sản phẩm nguyên liệu như đường, cà phê, cacao, TOCOM, SGX: các sàn ở khu vực châu Á, chuyên về cao su, quặng sắt)
Sở Giao dịch hàng hóa trong tiếng Anh là mercantile exchange hoặc goods exchange.
Sở Giao dịch hàng hóa là một tổ chức có tư cách pháp nhân, cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thể, có tổ chức với cơ sở vật chất kĩ thuật cần thiết để giao dịch, mua bán hàng hóa được tiêu chuẩn hóa tuân theo những qui tắc giao dịch của Sở Giao dịch hàng hóa.
Theo đó, trong thị trường hàng hóa tương lai, Sở Giao dịch hàng hóa có vị trí chủ thể tổ chức và điều hành hoạt động mua bán hàng hóa. Sở Giao dịch hàng hóa tồn tại ở các nước rất đa dạng về hình thức tổ chức và cơ chế vận hàng, tuy vậy bản chất chung của Sở Giao dịch hàng hóa là “một tổ chức nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc độc lập”.
Sở Giao dịch hàng hóa là nơi thỏa thuận và kí kết những hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa để thực hiện việc mua bán hàng hóa giao ngay hoặc không trực tiếp giao ngay, và là nơi thỏa thuận việc mua bán quyền chọn bán và quyền chọn mua hàng hóa
1. Dojima Rice Exchange
Website: https://www.jpx.co.jp/dojima/en/index.html

Sở giao dịch hàng hoá tập trung đầu tiên của thế giới, được điều hành bởi sumarai, nơi mua bán của thương lái gạo ở Nhật, cũng được coi là hình thái tiền thân của mô hình ngân hàng thương mại bây giờ. Được thành lập năm 1697, được coi là năm mà tướng quân cấp giấy phép giao dịch, trải qua nhiều thăng trầm trong những năm tiếp theo.
Vào giữa thế ký 16, tại Osaka Nhật Bản, hợp đồng gạo được tiêu chuẩn xuất hiện trong mua bán giao dịch lúa gạo. Thời kỳ đó không chỉ chứng kiến gạo và tiền mà còn chứng kiến một dạng giấy tờ có giá khác do những người Dojima sáng tạo ra. Các giấy tờ này có thể được mua bán, trao đổi được, và giá của Dojima làm tham chiếu cho cả những vùng khác
2. Sở Giao dịch hàng hóa Chicago (CME Group)
Website: https://www.cmegroup.com/
Lịch sử sàn CME
Được thành lập vào năm 1898. Bắt đầu ra đời với tên gọi “Chicago Butter and Egg Board”, trước khi đổi tên vào năm 1919 thành CME. Năm 2007, sàn CME họp nhất với hội đồng thương mại Chicago (CBOT) để trở thành CME Group Inc.
CME (Chicago Mercantile Exchange) là sàn giao dịch hàng hóa Chicago, một công ty phi lợi nhuận có trụ sở tại Chicago, chuyên cung cấp địa điểm và không gian cho các giao dịch tương lai. Là thị trường phái sinh đa dạng hàng đầu thế giới, CME Group được xem nơi quản lý rủi ro của toàn bộ thế giới. Thông qua các sàn giao dịch, CME Group cung cấp phạm vi tiêu chuẩn rộng nhất trên tất cả các loại tài sản, bao gồm cả tương lai và quyền chọn dựa trên lãi suất, chỉ số vốn chủ sở hữu, ngoại hối, năng lượng, nông sản và kim loại… Công ty cung cấp dịch vụ thanh toán trên các loại tài sản cho các công cụ phái sinh với cơ chế thanh toán bù trừ, CME Clearing.
Sản phẩm và dịch vụ của CME Group đảm bảo các doanh nghiệp trên toàn thế giới có thể quản lý rủi ro một cách hiệu quả nhất.
Sàn CME là nền tảng cho các giao dịch tương lai, cho phép nhà đầu tư mua hàng với mức giá định trước. Cụ thể, với ngành hàng không, dầu là nguyên liệu thiết yếu nhưng giá loại nguyên liệu này lại liên tục biến động. Dẫn đến việc dự trù chi phí nguyên liệu để tính toán và đưa ra mức giá phù hợp cho vé máy bay trở nên khó khắn. Dĩ nhiên, các hãng có thể trữ dầu, nhưng chi phí về các vấn đề về kỹ thuật rất dễ nảy sinh. Với CME, điều này không còn là gánh nặng. CME cho phép các hãng hàng không mua trước dầu với mức giá định sẵn, mà có thể nhận sản phẩm khi có nhu cầu.
Sàn giao dịch hàng hóa Chicago thuộc Tập đoàn CME (CME Group), bao gồm bốn sàn giao dịch lớn là: CME, CBOT, NYMEX và COMEX.

Sản phẩm của sàn CME
Ngoài dầu, rất nhiều loại hàng hóa đã được thiết lập nền tảng giao dịch tương lai như cafe, dầu brent, dầu thô, khí tự nhiên, vàng bạc đồng, các loại cổ phiếu,
Sàn CME giao dịch cả hợp đồng tài chính và hàng hóa nông nghiệp.
3. Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM)
Lịch sử sàn TOCOM
TOCOM là công ty chứng khoán hoạt động vì lợi nhuận. Đây là thị trường lớn nhất ở Nhật Bản, là một trong những thị trường lớn nhất thế giới, và là thị trường hàng hóa quan trọng nhất Châu Á. Để mua bán nguyên liệu thô hoặc hàng hóa cơ bản, chẳng hạn như tài nguyên thiên nhiên.

Sản phẩm của Sàn TOCOM
TOCOM vận hành các thị trường điện tử cho các kim loại quý, dầu, cao su và các mặt hàng khác. TOCOM cung cấp hợp đồng tương lai và lựa chọn cho sản phẩm kim loại quý (vàng, bạc, bạch kim và palladium); năng lượng (dầu thô, xăng, dầu hỏa và dầu khí); cao su tự nhiên và các sản phẩm nông nghiệp (đậu nành, ngô và azuki). TOCOM được thành lập vào năm 1984 với sự hợp nhất của Sở Giao dịch Tokyo, được thành lập năm 1951, Sở Giao dịch Cao su Tokyo và Sở Giao dịch Vàng Tokyo. Hai sở này đã sáp nhập để thành lập công ty cổ phần có lợi nhuận trong năm 2008.
Tuy nhiên, vàng có khối lượng giao dịch cao nhất trong tất cả các mặt hàng giao dịch trên sàn giao dịch, tiếp theo là bạch kim, xăng, dầu thô và cao su
4. Sàn giao dịch hàng hóa NYMEX
https://www.cmegroup.com/company/nymex.html#
Sàn Nymex (New York Mercantile Exchange) là sàn giao dịch hàng hóa New York, đây là sàn giao dịch hợp đồng tương lai hàng hóa vật chất lớn nhất thế giới và ngày nay là một phần của Chicago Mercantile Exchange Group (CME Group).
Lịch sử sàn Nymex
Sàn NYMEX bắt đầu vào năm 1872 khi một nhóm thương nhân sữa thành lập Sàn giao dịch bơ và pho mát – “The Butter and Cheese Exchange” tại New York.
Năm 1994, sàn NYMEX hợp nhất với sàn COMEX để trở thành một trong những sàn giao dịch hàng hóa vật chất lớn nhất tại thời điểm đó.
Vào tháng 2 năm 2003, New York Board of Trade (NYBOT) ký vào bản hợp đồng thuê tài sản với NYMEX để chuyển tới trụ sở ở khu Trung tâm tài chính sau khi trụ sở ban đầu của NYBOT đã bị phá hủy trong vụ khủng bố 11/9/2001.
Năm 2008, sàn NYMEX không thể tự tồn tại sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đã sát nhập với CME Group. Việc sáp nhập này đã góp phần đưa các sản phẩm kim loại quý năng lượng và nông sản lên sàn giao dịch của CME Group.
Đến năm 2016, dưới sự bảo trợ của CME Group, bao gồm CBOT và COMEX, NYMEX đã chuyển sang dạng giao dịch điện tử hoàn toàn.
Sàn của NYMEX được điều hành bởi Ủy ban Giao Dịch Hàng Hóa Tương Lai (Commodity Futures Trading Commission), một cơ quan độc lập của Chính phủ Hoa Kỳ.
NYMEX là một trong số rất ít sàn trên thế giới còn duy trì hệ thống Open Outcry, ở đó người giao dịch được dùng lời nói và dấu hiệu bằng tay trên sàn giao dịch.

Sản phẩm của sàn Nymex
Sàn giao dịch hàng hóa New York là nơi diễn ra các giao dịch có giá trị hàng tỉ đôla về hàng hóa năng lượng và kim loại, và những loại hàng hóa khác được mua và bán trên sàn hoặc thông qua hệ thống máy tính giao dịch điện tử. Giá cả được niêm yết cho các giao dịch trên Sàn là cơ sở để tính toán giá cả trên khắp thế giới.
Hợp đồng tương lai và quyền chọn về năng lượng, kim loại quý và hàng hóa nông nghiệp thường được sử dụng để đầu cơ và kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn, nhưng cũng là công cụ cho các công ty, nông dân và các ngành khác muốn quản lý rủi ro bằng các vị thế phòng ngừa rủi ro. Các công cụ này được tiếp cận dễ dàng trên sàn Nymex tạo ra các vị thế bảo vệ (hedges) và đánh giá hợp đồng tương lai, biến NYMEX trở thành một phần quan trọng của thị trường giao dịch tài chính và bảo hiểm rủi ro.
Khối lượng giao dịch hàng ngày NYMEX trên CME Group là khoảng 30 triệu hợp đồng, với khoảng 10% số tiền đó là giao dịch hàng hóa vật chất. Khối lượng lớn hơn được giao dịch trong hợp đồng tương lai, quyền chọn và hợp đồng kỳ hạn giao dịch trên Chicago Board of Trade (CBOT)
5. ICE – Sàn giao dịch hàng hóa liên lục địa
Lịch sử sàn ICE
Được thành lập vào tháng 5 năm 2000 tại Atlanta, Georgia, để tạo thuận lợi cho việc giao dịch điện tử và bán các mặt hàng về năng lượng. ICE hoạt động hoàn toàn như một sàn giao dịch điện tử hợp nhất cho việc giao dịch “khách hàng – với – khách hàng” các sản phẩm năng lượng ở cả thị trường futures và OTC, kết nối người mua và người bán trên toàn thế giới đối với các sản phẩm phái sinh và các hợp đồng hàng hóa năng lượng thực tế. Cụ thể: kết nối trực tiếp với các cá nhân và công ty muốn kinh doanh dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, nhiên liệu máy bay, khí thải, năng lượng điện, phái sinh hàng hóa và hợp đồng tương lai.
Từ khi thành lập ICE đã đi đầu trong thị trường trao đổi hàng hóa. Mạng ICE cung cấp cho các công ty khả năng giao dịch các hàng hóa về năng lượng với công ty khác cả ngày lẫn đêm và mở rộng ra toàn cầu Nó cũng tạo điều kiện cho việc giao dịch các sản phẩm ngoại hối và lãi suất, bao gồm các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng.Thị trường ảo qua Internet của ICE giúp làm tăng khả năng tham gia và tính minh bạch của các thị trường hàng hóa năng lượng, tăng cường tốc độ cũng như chất lượng của các giao dịch.
Năm 2013 ICE đã mua NYSE Euronext, công ty mẹ của Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE).
Công ty đã tách khỏi nhà điều hành sàn giao dịch chứng khoán châu Âu có trụ sở tại Paris vào tháng 6 năm 2014 nhưng vẫn giữ quyền sở hữu NYSE. ICE đã phát triển và đa dạng kể từ khi thành lập năm 2000. Đây là tập đoàn giao dịch lớn thứ ba trên thế giới, sau Sàn giao dịch và thanh toán bù trừ Hồng Kông và CME Group. Công ty sở hữu 23 sàn giao dịch quy chuẩn và 6 trung tâm thanh toán bù trừ trên toàn thế giới.
Hiện tại Có trụ sở tại Atlanta, ICE có văn phòng ở Calgary, Chicago, Houston, London, New York và Singapore với các trung tâm của từng khu vực là Chicago, New York, London và Singapore.

Sản phẩm của sàn ICE
ICE tạo ra hàng loạt các hợp đồng dựa trên dầu thô, các sản phẩm tinh chế, khí gas tự nhiên, và năng lượng.
ICE điều hành thị trường futures thông qua công ty con được giám sát bởi FSA (Financial services authority) đặt tại London tên là ICE Futures. ICE Futures là sàn giao dịch năng lượng hàng đầu Châu Âu.
Sàn ICE EU cung cấp các hợp đồng chủ yếu về năng lượng như: Dầu thô Brent, Dầu ít lưu huỳnh. ICE Futures Europe là nơi có 50% giao dịch hợp đồng dầu thô và tinh chế trên thế giới. Ngoài ra, sàn ICE EU còn có các hàng hóa nông nghiệp và nguyên liệu khác như: Cà phê Robusta, Đường trắng, Lúa mỳ và thức ăn chăn nuôi
6. Sàn giao dịch hàng hóa CBOT
https://www.cmegroup.com/company/cbot.html
Lịch sử sàn CBOT
Hội đồng thương mại Chicago (CBOT) là một sở giao dịch hàng hóa được thành lập vào năm 1848. Hội đồng thương mại Chicago ban đầu chỉ giao dịch các mặt hàng nông nghiệp như lúa mì, ngô và đậu nành. Giờ đây, nó cung cấp các tùy chọn và hợp đồng tương lai trên nhiều loại sản phẩm bao gồm vàng, bạc, trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ và năng lượng.
Hội đồng thương mại Chicago có nguồn gốc từ giữa thế kỷ 19 nhằm giúp nông dân và người tiêu dùng hàng hóa quản lý rủi ro bằng cách loại bỏ sự không chắc chắn về giá khỏi các sản phẩm nông nghiệp như lúa mì và ngô. Sau đó, các hợp đồng tương lai về các sản phẩm như gia súc và các vật nuôi khác đã được thêm vào. Chicago được chọn làm địa điểm giao lưu vì cơ sở hạ tầng đường sắt, vị trí gần các vùng trung tâm nông nghiệp của Mỹ và vị trí của thành phố là điểm trung chuyển chính cho chăn nuôi. Việc phân phối các sản phẩm nằm dưới các mối liên hệ tương lai và giao dịch trên sàn giao dịch được thực hiện dễ dàng hơn và giá cả phải chăng hơn nhờ vị trí thực tế của nó.
Khi sàn giao dịch phát triển và phát triển theo thời gian, các hợp đồng liên quan đến các sản phẩm tài chính, năng lượng và kim loại quý cũng bắt đầu được giao dịch. Vào những năm 1970, các hợp đồng quyền chọn xuất hiện, cho phép các nhà giao dịch và nhà đầu tư tinh chỉnh chiến lược quản lý rủi ro của họ hơn nữa. Hàng hóa vẫn đóng vai trò trung tâm trong giao dịch trên hội đồng thương mại Chicago nhưng các sản phẩm khác như trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ và hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu hiện cũng được giao dịch ở đó.
Ngày nay, Chicago Board of Trade là một phần của Chicago Mercantile Exchange (CME) Group.

Sản phẩm của sàn CBOT
Ban đầu, CBOT chỉ giao dịch kỳ hạn cho các mặt hàng nông nghiệp như lúa mì, ngô và các sản phẩm liên quan đến đậu tương.Giờ đây, CBOT cung cấp quyền chọn và hợp đồng tương lai trên nhiều loại sản phẩm khác bao gồm vàng, bạc, trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ và năng lượng
7. Sàn Giao dịch COMEX:
https://www.cmegroup.com/company/comex.html
Lịch sử sàn COMEX
Commodity Exchange Inc., COMEX sàn giao dịch chính của các hợp đồng vàng tương lai, được thành lập lần đầu tiên vào năm 1933 thông qua việc sáp nhập bốn sàn giao dịch nhỏ hơn có trụ sở tại New York: National Metal Exchange, Rubber Exchange of New York, National Raw Silk Exchange, và New York Hide Exchange. Sự hợp nhất giữa Commodity Exchange Inc. và New York Mercantile Exchange (NYMEX) vào năm 1994 đã tạo ra sàn giao dịch hàng hóa vật chất tương lai lớn nhất thế giới, viết tắt là COMEX.
Cách thức hoạt động của COMEX COMEX hoạt động bên ngoài Trung tâm tài chính thế giới ở Manhattan và là một bộ phận của Sàn giao dịch Chicago Mercantile (CME). Theo CME Group, có hơn 400.000 hợp đồng tương lai và quyền chọn được thực hiện trên COMEX hàng ngày, khiến nó trở thành sàn giao dịch kim loại có thanh khoản cao nhất thế giới. Giá cả và hoạt động hàng ngày của các trader toàn cầu trên sàn giao dịch tác động đến thị trường kim loại trên toàn thế giới.
COMEX đóng vai trò là trung tâm thanh toán bù trừ chính cho các hợp đồng tương lai vàng, bạc và đồng, tất cả đều được giao dịch ở các kích cỡ hợp đồng được tiêu chuẩn hóa, hoặc những phiên bản nhỏ hơn (mini và micro) của chúng. Các loại hợp đồng tương lai khác được giao dịch trên COMEX bao gồm nhôm, paladi, bạch kim và thép. Vì thị trường tương lai chủ yếu được sử dụng như một phương tiện phòng ngừa rủi ro về giá, nên phần lớn các hợp đồng tương lai không được giao nhận hàng thực. Hầu hết các giao dịch được thực hiện đơn giản dựa trên giao ước và hiểu biết của 2 bên mua bán về sự tồn tại của kim loại đó. Điều này không có nghĩa là một trader hoặc người giao dịch hedging không thể nhận bàn giao kim loại vật chất thông qua COMEX, nhưng số lượng hợp đồng được thực hiện theo cách này thường khá nhỏ, ít hơn 1%.

Sản phẩm của sàn COMEX
Các hợp đồng tương lai khác được giao dịch trên COMEX bao gồm nhôm, palladium, bạch kim và thép. Vì thị trường tương lai chủ yếu được sử dụng như một phương tiện phòng ngừa rủi ro để giảm thiểu rủi ro về giá, nên phần lớn các hợp đồng tương lai không bao giờ được chuyển giao.
Hầu hết các giao dịch được thực hiện đơn giản dựa trên lời hứa về kim loại đó và hiểu ngầm rằng mặt hàng này là tồn tại. Điều này không có nghĩa là một nhà giao dịch hoặc người được phòng vệ không thể nhận được hàng kim loại này thông qua COMEX, nhưng số lượng giao các sản phẩm kim loại này trên thực tế là ít hơn 1%.
Đối với các nhà giao dịch muốn nhận giao hàng thực tế trên hợp đồng tương lai, việc giao hàng bắt đầu vào ngày thông báo đầu tiên cho đến ngày cuối cùng của thời hạn hợp đồng. Để nhận hàng, chủ sở hữu hợp đồng tương lai trước tiên phải thông báo cho cơ quan thanh toán bù trừ và cho COMEXrằng anh ta có ý định nhận hàng hóa hữu hình trong tài khoản giao dịch.
Ví dụ, một người nào đó muốn nhận hàng bằng vàng, anh ta sẽ thiết lập một vị thế mua hợp đồng tương lai và đợi cho đến khi người bán có thông báo giao hàng.
Điều quan trọng cần lưu ý là COMEX không cung cấp kim loại quí. Chúng được cung cấp bởi người bán theo qui tắc hợp đồng. Một người bán khống sẽ không thể giao kim loại nên anh ta phải rời khỏi vị thế của mình trước ngày giao dịch cuối cùng.
8. Sở giao dịch Bursa Malaysia (BMDX)
https://www.bursamalaysia.com/trade/market/derivatives_market
Lịch sử sàn Bursa Malaysia
Sàn giao dịch Bursa Malaysia(KLSE) là một trong những sàn giao dịch lớn Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cho phép các nhà giao dịch mua bán cổ phiếu, trao đổi quỹ giao dịch (ETF), tài sản Hồi giáo ở nước ngoài, các chứng khoán khoán và cả Hợp đồng tương lai Hàng hoá.
Sàn Bursa Malaysia được thành lập vào năm 1930, với tên gọi là Hiệp hội Môi giới Chứng khoán Singapore. Sau đó, Sàn tiếp tục được đổi tên thành Sở giao dịch chứng khoán Malayan và Sở giao dịch chứng khoán Malaysia.
Mãi đến năm 1976, Sàn giao dịch Bursa Malaysia chính thức được thành lập như một công ty độc lập. Sàn bắt đầu cung cấp giao dịch chứng khoán tài chính khác nhau bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, công cụ phái sinh , các sản phẩm giao dịch trao đổi (ETP) và ủy thác đầu tư bất động sản (REIT). Ngoài ra, sàn còn là tạo ra Thị trường Tài chính Hồi giáo thúc đẩy thị trường vốn tuân thủ Shariah để phục vụ cho đa số người Hồi giáo của quốc gia,…
Sàn giao dịch Bursa Malaysia là một trong những sàn Giao dịch Chứng Khoán lớn nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Sàn được tích hợp đầy đủ và cung cấp các dịch vụ thanh toán bù trừ, niêm yết, lưu ký và thanh toán hoàn toàn tự động.Hiện có hơn, 900 công ty có thể sử dụng hệ thống giao dịch tự động của Sàn Bursa Malaysia để huy động vốn thông qua một số hoạt động kinh tế khác nhau.
Các công ty muốn niêm yết trên Sàn Bursa Malaysia có thể lựa chọn một trong 3 thị trường giao dịch sau:
- Thị trường chính: dành cho các tập đoàn lớn.
- Thị trường ACE: cho các công ty có tiềm năng phát triển.
- Thị trường LEAP: dành cho các công ty vừa và nhỏ đang phát triển.
Với danh mục sản phẩm đa dạng cùng dịch vụ tự động hoá, Sàn đã góp phần tạo kiện thuận lợi cho các Nhà đầu tư trong việc huy động vốn, tạo ra giá trị và của cải. Lĩnh vực đầu tư của Shariah là một điểm khác biệt có được từ những đổi mới tiên phong trong lĩnh vực tài chính Hồi giáo của Sàn, chẳng hạn như nền tảng giao dịch hàng hóa đầu tiên trên thế giới tuân thủ Shariah.
Sở Giao dịch BMD (Bursa Malaysia Derivatives Berhad – BMD) là công ty con của Bursa Malaysia Berhad, được thành lập vào năm 1993, có trụ sở tại Kuala Lumpur, Malaysia với tổng số vốn 900,8 triệu Malaysian Ringgit.

Sản phẩm của Bursa Malaysia
Ngoài giao dịch Chứng khoán, Cổ phiếu,…Sàn Bursa Malaysia còn cung cấp công cụ tiện ích cho để giao dịch Hàng hoá. Hiện nay, Dầu cọ thô là mặt hàng duy nhất tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam giao dịch trên Sàn Bursa Malaysia.
Sự hình thành và phát triển của Sàn Bursa Malaysia đóng vai trò quan trọng trong thị trường Tài chính nói chung và Thị trường Hàng hoá nói riêng. Sàn đã cung cấp mội trường giao dịch dầu cọ kỳ hạn lớn nhất thế giới. Hợp đồng tương lai dầu cọ thô của sàn Bursa Malaysia được công nhận và coi là chuẩn mực giá dầu cọ toàn cầu.
BMD cung cấp, vận hành và duy trì các hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn và hợp đồng quyền chọn có tài sản cơ sở là hàng hóa nông nghiệp, kim loại, các dịch vụ thanh toán bù trừ, chứng khoán vốn, lãi suất, trái phiếu.
9. Sở giao dịch chứng khoán Singapore (SGX)
Lịch sử sàn SGX
Sàn giao dịch SGX có tên đầy đủ là Singapore Exchange, là sàn giao dịch Chứng khoán và giao dịch Hàng hoá quốc tế lớn nhất châu Á. Sàn SGX cung cấp đa dạng các dịch vụ niêm yết, giao dịch, thanh toán bù trừ, lưu ký và dữ liệu. Đây được đánh giá là thị trường có tính thanh khoản cao nhất thế giới đối với các chỉ số vốn chủ sở hữu chuẩn của Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và ASEAN.
Sở giao dịch Singapore (SGX) thành lập vào ngày 1/12/1999, từ sự hợp nhất của Sở giao dịch chứng khoán Singapore (SES), Sở giao dịch tiền tệ quốc tế Singapore (SIMEX) và Công ty dịch vụ máy tính và thanh toán bù trừ chứng khoán (SCCS).
Năm 2000 đánh dấu bước phát triển đầu tiên của Sở giao dịch Singapore là việc niêm yết cổ phiếu của mình cho các Nhà đầu tư. Thời gian sau đó, vào năm 2008, Sở giao dịch Singapore mua lại Sở giao dịch hàng hóa Singapore, trở thành thị trường tích hợp giao dịch cả Chứng khoán và Hàng hoá phái sinh đầu tiên tại Châu Á. Hiện nay, sàn SGX không ngừng mở rộng, văn phòng có mặt tại Bắc Kinh, Hồng Kông, London, Mumbai, Thượng Hải và Tokyo.
Hiện nay, trên sàn giao dịch SGX có khoảng 40% các công ty và 90% số trái phiếu được niêm yết từ các doanh nghiệp nước ngoài, thông qua 2 sàn giao dịch Mainboard và Catalyst. Trong đó:
- Sàn Main Board: niêm yết và giao dịch Chứng khoán
- Sàn Catalyst: chủ yếu huy động vốn hoặc là sàn giao dịch cho các công ty vừa và nhỏ.
Tất cả mọi giao dịch kể cả giao dịch chứng khoán hay giao dịch hàng hoá trên sàn SGX đều dưới sự điều hành của hệ thống SGX QUEST. Thời gian giao dịch của sàn SGX:
- Từ 8h30 sáng đến 8:59 sáng (trước khi mở cửa).
- Từ 9h00 sáng đến 5h00 chiều (mở cửa của thị trường).
- Từ 5:00 đến 5:05 chiều (trước khi đóng cửa thị trường).
- Lúc 5h06 chiều (chính thức đóng cửa).
Sàn Singapore Exchange(SGX) ra đời tạo nên một Thị trường Giao dịch Chứng khoán và Hàng hoá đáng tin cậy hàng đầu Châu Á. Với cơ sở hạ tầng hiện đại, minh bạch SGX đã tạo mối liên kết trong khu vực và châu Âu, trở thành đầu mối giao lưu quốc tế và kết nối tập trung trên thế giới.
Không những thế, Sàn giao dịch hàng hóa Singapore (SGX) còn đóng vai trò quan trọng đối với việc huy động vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới, với thời gian tiếp cận nhanh hơn cũng như tiêu chuẩn niêm yết cũng dễ dàng hơn.

Sản phẩm của SGX
Các mặt hàng được giao dịch trên sàn SGX thông qua Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam có: Quặng sắt và Cao su TSR20.
10. Sở giao dịch hàng hóa Osaka Exchange (OSE)
Lịch sử sàn OSE
Sở Giao dịch OSE (Osaka Exchange – OSE) được thành lập vào năm 1949, có trụ sở tại Osaka, Nhật Bản với tổng số vốn 4,723 tỷ Yên.
Sở OSE cung cấp cho thị trường các hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn với chỉ số và hợp đồng quyền chọn hàng hóa phải sinh và chứng khoán. Để thực hiện việc đó một cách tốt nhất, OSE tiến hành quản lý giao dịch, quản lý các đối tượng tham gia giao dịch, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm.

Sản phẩm sàn OSE
Hiện nay, Cao su RSS3 là mặt hàng duy nhất tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam giao dịch trên Sàn Osaka Exchange
11. Sở giao dịch Kim loại Luân Đôn (LME)
Lịch sử sàn LME
Sàn giao dịch Kim loại Luân Đôn hay Sở giao dịch Kim loại Luân Đôn (tên tiếng Anh: London Metal Exchange, viết tắt: LME) là một sàn giao dịch hợp đồng tương lai với thị trường lớn nhất thế giới về hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai cho các kim loại cơ bản và một số kim loại khác. LME cung cấp các hợp đồng với ngày đáo hạn tới 3 tháng từ ngày giao dịch, cùng các hợp đồng dài ngày tới 123 tháng, cũng như các giao dịch thanh toán ngay. LME cũng cung cấp các công cụ nghiệp vụ phái sinh như phòng hộ (hedging), giá tham chiếu toàn thế giới, và quyền chọn giao hàng vật chất để tất toán hợp đồng. Vào tháng 7 năm 2012, các cổ đông của LME đã biểu quyết bán sàn giao dịch này cho Sở Giao dịch và Kết toán Hong Kong (HongKong Exchanges and Clearing) với giá 1,4 tỷ bảng Anh.
LME có trụ sở đặt tại 10 Finsbury Square trong khu Islington, ở phía bắc thành phố London.
Công ty Thị trường và Giao dịch Kim loại London (London Metal Market and Exchange Company) được thành lập năm 1877, nhưng thị trường giao dịch kim loại này đã bắt nguồn từ năm 1571 với việc khai trương Sàn giao dịch Hoàng gia tại London vào ngày 23 tháng 1 năm 1571 của thương nhân Thomas Gresham.
Trước khi có Sàn giao dịch, việc kinh doanh được các thương nhân giao dịch trong các quán cà phê ở London bằng cách vẽ ra vòng thay thế tạm thời bằng phấn trên sàn nhà.
Ban đầu chỉ có đồng được giao dịch. Chì và kẽm được bổ sung sau đó nhưng chỉ có địa vị giao dịch chính thức vào năm 1920. Sàn giao dịch đóng cửa trong Chiến tranh thế giới thứ hai và chỉ mở cửa trở lại từ năm 1952. Phạm vi giao dịch kim loại được mở rộng để bao gồm cả nhôm (1978), niken (1979), thiếc (1989), hợp kim nhôm (1992), thép (2008), và các kim loại không cơ bản như coban và molypden (2010). Sàn giao dịch ngừng giao dịch chất dẻo tổng hợp năm 2011. Tổng giá trị giao dịch vào khoảng 11,6 nghìn tỷ USD mỗi năm.
Nhiều giao dịch được thực hiện để giao hàng trong thời hạn 3 tháng. Tập quán này phát sinh từ thời gian khi đồng hàng hóa nguyên được giao kể từ năm 1877 trên các chuyến tàu xuất phát từ các cảng ở Chile

Sản phẩm sàn LME
LME cung cấp các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn đối với nhôm, hợp kim nhôm, hợp kim nhôm đặc biệt Bắc Mỹ (NASAAC = North American Special Aluminium Alloy), coban, đồng, chì, molypden, niken, phôi thép, thiếc và kẽm.
12. Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV)
Lịch sử MXV
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (Mercantile Exchange of Vietnam – MXV) ra đời vào năm 2010, với kỳ vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường giao dịch hàng hóa tập trung trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.
Nhưng chỉ đến khi Nghị định số 51/2018/NĐ-CP (Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 158/2006/NĐ/CP quy định chi tiết Luật Thương mại về giao dịch hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa) có hiệu lực, cho phép Sở Giao dịch Hàng hóa ở Việt Nam được kết nối liên thông với các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới, thị trường giao dịch hàng hóa tập trung ở Việt Nam mới thực sự được “cởi trói” và có cơ hội phát triển.
Hơn nữa, giao dịch của khách hàng cũng được bảo đảm khi các nghiệp vụ thanh toán bù trừ qua hệ thống ngân hàng quốc doanh được nhà nước bảo hộ, không cho phép bất kỳ hoạt động trái luật nào có thể can thiệp được. Điều này tạo xung lực thúc đẩy hoạt động giao dịch phái sinh hàng hóa.
Ở Việt Nam, theo MXV, thị trường phái sinh hàng hóa là một thị trường mới, có nhiều sự bảo đảm, tính minh bạch cao, ít rủi ro và không cần nhiều vốn để tham gia.
Hiện nay, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam MXV là đơn vị tổ chức thị trường hàng hóa tập trung duy nhất tại Việt Nam, chính thức vận hành thị trường hàng hóa cấp quốc gia từ ngày 17-8-2018 theo giấy phép sửa đổi bổ sung số 486/GP-BCT do Bộ Công thương cấp ngày 8-6-2018. Từ 2018 mọi giao dịch hàng hóa được thông qua MXV theo tinh thần Nghị định 51/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 158/2006/NĐ-CP về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa.

Sản phẩm giao dịch tại MXV
MXV sở hữu công nghệ chuyển giao với nền tảng tối ưu về hỗ trợ giao dịch hàng hóa tốt nhất thế giới như CME, CBOT, ICE hay TOCOM. Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam thực hiện tất cả các nghiệp vụ giao dịch, thanh toán bù trừ, kiểm định, vận chuyển hàng hóa và chuyển giao thanh khoản…
MXV liên thông với các sở giao dịch hàng hóa thế giới nên thông tin về giá cả hàng hóa được công khai minh bạch rõ ràng, cập nhật biến động nhanh chóng. MXV đăng ký danh sách Legal Entity Identifier (LEI) do The Financial Stability Board (FSB) áp dụng cho tất cả các giao dịch tài chính với các đối tác ở châu Âu.
Với xu hướng tự do thương mại giữa các quốc gia, những bản hợp đồng, nhiều thương vụ hợp tác mua bán một sản phẩm nào đó trên sàn giao dịch càng có khuynh hướng tăng cao. Đặc biệt là với một sàn giao dịch đầy tiện lợi, có thể giao dịch online, giúp các đơn hàng diễn ra với hiệu suất nâng cao.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, số lượng tài khoản giao dịch phái sinh hàng hóa đã tăng khá mạnh trong vòng một năm trở lại đây, với lượng giao dịch qua hàng hóa phái sinh lên tới 10.000 lot giao dịch bình quân mỗi ngày (31 triệu lot được giao dịch và hơn bảy triệu vị thế mở trong tháng 1-2020).
Với hơn 35 mặt hàng thuộc bốn nhóm ngành được cấp phép giao dịch, gồm nông sản, nguyên liệu công nghiệp, năng lượng và kim loại, giao dịch hàng hóa phái sinh được nhiều nhà đầu tư tham gia với sự hồ hởi hơn rất nhiều so với trước đây.

Trên đây là danh sách tổng hợp 12 Sở Giao dịch hàng hóa trên thế giới mà các Nhà đầu tư Việt cần nắm rõ, được tính đến tháng 12/2021. Đội ngũ nội dung của DCV Invest sẽ lập tức cập nhật thêm danh sách ngay sau khi có thông mới….
DCV Invest – Thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) đồng hành cùng Qúy Khách trong giao dịch hiệu quả, an toàn, minh bạch. Chúc Qúy Khách hàng sức khỏe, bình an, giao dịch thành công! |
‗‗‗‗‗‗‗‗‗
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tại hộp thư cskh@dcv.vn
hoặc gọi đường dây nóng +84 24 9999 8669
Khách hàng Ưu tiên 0936 778 585
Nguồn DCV Invest.com
(Bài viết có sự tham khảo thông tin từ wikipedia, MXV và các kênh thông tin tài chính khác)