Giá dầu thế giới tuần kết thúc ngày 3/4: Giảm mạnh nhất trong hai năm

Giá dầu thế giới tuần kết thúc ngày 3/4: Giảm mạnh nhất trong hai năm

Giá dầu thế giới giảm vào thứ Sáu (2/4), khi các thành viên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đồng ý tham gia vào đợt giải phóng từ kho dầu lớn nhất từ trước đến nay của Mỹ.
 
Cả giá dầu Brent và dầu thô của Mỹ đều giảm khoảng 13% trong tuần, giảm mạnh nhất trong hai năm sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thông tin vào thứ Năm.
Dầu thô Brent giao sau giảm 32 cent, tương đương 0,3% xuống 104,39 USD/ thùng. Giá dầu thô Mỹ (WTI) giảm 1,01 USD, tương đương 1% xuống 99,27 USD.
Ngày 31/3 (theo giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố quyết định xuất kho khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày từ Kho Dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) trong 180 ngày nhằm hạ nhiệt giá nhiên liệu. Mức giải phóng kho dầu dự trữ này tương đương với nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu trong khoảng hai ngày và đánh dấu lần thứ ba Mỹ mở SPR trong vòng sáu tháng qua.
Các công ty năng lượng Mỹ tuần trước đã bổ sung thêm các giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên trong tuần thứ hai liên tiếp, nhưng tốc độ tăng số lượng giàn khoan vẫn chậm lại.
Thượng Hải đã bước vào tình trạng phong tỏa hai giai đoạn đối với 26 triệu dân ở thành phố này trong ngày 28/3, trong nỗ lực nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19. Ông Bjarne Schieldrop, chuyên gia phân tích hàng hóa trưởng của ngân hàng SEB (Thụy Điển), cho biết nhu cầu dầu tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, được dự đoán sẽ giảm 800.000 thùng/ngày so với mức bình thường trong tháng Tư.
JPMorgan cho biết họ đã giữ nguyên dự báo giá không đổi ở mức 114 USD/thùng trong quý II và 101 USD/thùng trong nửa cuối năm nay.

Giá khí tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ đạt mức cao nhất trong 9 tuần

Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng vào thứ Sáu (2/4), lên mức cao nhất trong 9 tuần, do giá toàn cầu tăng vọt khiến nhu cầu xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ ở mức cao kỷ lục.

Xuất khẩu LNG của Mỹ trong tháng Ba đạt khoảng 7,43 triệu tấn, cao hơn so với mức 6,4 tấn trong tháng Hai và vượt qua mức kỷ lục trước đó là 7,25 tấn trong tháng Một.

Châu Âu là khu vực nhập khẩu LNG hàng đầu của Mỹ tháng thứ tư liên tiếp, chiếm khoảng 65% lượng xuất khẩu của Mỹ, trong khi châu Á chiếm khoảng 12% và Mỹ Latinh chiếm 3%.

Các nhà phân tích cho rằng mặc dù xuất khẩu LNG của Mỹ sang châu Âu đã tăng cao hơn kể từ tháng Mười Một, song châu Âu vẫn cần nhiều nhập khẩu nhiều hơn nữa khi lượng tồn kho khí đốt của khối này chỉ còn khoảng 25%, thấp hơn mức trung bình 5 năm là khoảng 34% cho thời điểm này trong năm.

Giá khí đốt giao sau tăng 7,8 cent, tương đương 1,4%, đạt 5,720 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu), mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 27/1 trong ngày thứ ba liên tiếp. Kết thúc tuần, giá LNG tăng khoảng 3% trong tuần này sau khi tăng khoảng 15% vào tuần trước.

Nga, nhà sản xuất khí đốt số 2 thế giới, đã cung cấp khoảng 30% -40% lượng khí đốt của châu Âu vào năm 2021, khoảng 18,3 tỷ feet khối mỗi ngày (bcfd).

Nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv cho biết sản lượng khí đốt trung bình ở 48 tiểu bang của Mỹ đã tăng lên 93,7 bcfd trong tháng 3 từ mức 92,8 bcfd trong tháng 2, do nhiều giếng hoạt động trở lại sau khi đóng băng trong mùa đông. Con số đó so với kỷ lục hàng tháng là 96,3 bcfd vào tháng 12.

Refinitiv dự báo nhu cầu khí đốt trung bình của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ giảm từ 106,2 bcfd trong tuần này xuống 96,7 bcfd trong tuần tới và 93,1 bcfd trong hai tuần khi thời tiết chuyển mùa ôn hòa hơn.

Lượng khí đến các nhà máy xuất khẩu LNG của Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục hàng tháng là 12,86 bcfd trong tháng 3 từ mức 12,43 bcfd trong tháng 2 và mức cao nhất mọi thời đại trước đó là 12,44 bcfd vào tháng 1.

Giá LNG Châu Á ổn định

Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á tương đối ổn định trong tuần.

Các nguồn tin trong ngành cho biết, giá LNG giao tháng 5 tới Đông Bắc Á là đạt 35,00 USD/mét triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu), không thay đổi so với tuần trước.

Tại châu Á, nhu cầu vẫn bị hạn chế do người mua hạn chế mua hàng trên thị trường giao ngay cho đến khi có sự rõ ràng hơn về giá cả. Nhưng các công ty tiện ích của Nhật Bản đã mua để bổ sung nguồn cung.

 

 

 

Nguồn: VITIC/Reuter

Đọc nhiều trong tuần